Vải polyester hay còn được gọi tắt là vải poly là một loại vải phổ biến trên thị trường hiện nay. Chất liệu này được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực may mặc. Vậy bạn đã biết vải polyester là gì? Tại sao sợi vải polyester được ưa chuộng hơn vải lanh. Hãy đọc bài viết này cùng cửa hàng LADOS để hiểu rõ hơn về chất vải poly này nhé.
1. Vải polyester là gì?
Vải polyester là một loại vải tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, than đá và không khí, với thành phần chính là ethylene. Trong quá trình sản xuất, các hợp chất này trải qua phản ứng trùng hợp hóa học để tạo thành polyethylene terephthalate (PET) – một loại nhựa có thể kéo thành sợi để dệt vải.
Bản chất của polyester là một loại chất dẻo, sợi polyester được tạo ra bằng quá trình kết hợp hóa học sử dụng 4 loại sợi cơ bản: sợi thô, sợi xơ, sợi đầy và sợi tơ.
Chất vải này có độ bền cao, được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong các sản phẩm như quần áo thun thể thao, chăn ga gối đệm và đồ lót. Hầu hết tất cả các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, đều được làm từ chất liệu polyester. Điều này cho thấy, sợi vải này có sức ảnh hưởng lớn và có tính ứng dụng cao trong cuộc sống hàng ngày.
=>> Xem thêm: Vải bố là vải gì? Các loại vải bố và tính ỨNG DỤNG của nó
2. Ưu điểm của vải polyester
Sau đây sẽ là một số ưu điểm nổi bật để giải thích cho lý do vì sao loại sợi poly lại được ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực như vậy:
2.1. Độ bền tốt
Vải polyester có khả năng chống co giãn và co ngót rất tốt. Thông qua quá trình kéo sợi, các sợi polyester được quấn lại với nhau để tạo thành một cấu trúc bền chắc khó bị phá vỡ. Dù sử dụng trong thời gian dài, polyester vẫn giữ form tốt, không bị nhão hay mất dáng như một số loại vải tự nhiên khác.
Không chỉ vậy, polyester còn có khả năng chống mài mòn cao, giúp vải không dễ bị sờn rách dù tiếp xúc thường xuyên với ma sát. Không giống như lụa hay cotton dễ bị nhăn sau khi giặt, polyester gần như không cần ủi. Nhờ những ưu điểm này, vải polyester được sử dụng rộng rãi trong may quần áo công sở, đồng phục, đồ thể thao và các sản phẩm thời trang.
2.2. Chống nước tốt
Do cấu trúc sợi polyester có tính kỵ nước, vải không thấm nước nhanh như cotton hay linen. Nhờ vậy, khi tiếp xúc với nước, polyester chỉ hấp thụ một lượng rất nhỏ, giúp vải nhanh khô hơn so với các loại vải tự nhiên khác.
Chính vì khả năng chống thấm và khô nhanh, polyester thường được sử dụng để sản xuất áo khoác gió, đồ thể thao, túi xách, bạt che, ô dù và các sản phẩm ngoài trời. Đặc biệt, với công nghệ xử lý bề mặt, polyester có thể được phủ thêm lớp chống thấm chuyên dụng, giúp tăng cường khả năng bảo vệ khỏi nước và độ ẩm.
2.3. Khả năng nhuộm màu ấn tượng
Vải polyester được sử dụng nhiều trong ngành thời trang và may mặc, nên công đoạn nhuộm màu cũng trở nên quan trọng vì nó quyết định đến tính thẩm mỹ của sản phẩm. Vải sợi polyester giúp các nhà sản xuất dễ dàng nhuộm với nhiều loại màu khác nhau.
Chất liệu poly này có khả năng nhuộm màu thành phẩm rất đẹp, thêm nữa là giữ màu cực tốt mà không lo bị phai màu và ngấm vào quần áo trong quá trình giặt.
2.4. Dễ dàng giặt sạch
Với chất vải này, bạn cũng có thể giặt và phơi tại nhà, mà không lo nhiệt độ có thể làm hỏng vải với chế độ giặt mạnh so với khả năng chịu lực của vải. Một ưu điểm nữa là chất liệu polyester rất nhanh khô, vì thế nó được coi là “trợ thủ đắc lực” của các bà nội trợ gia đình.
2.5. Giá thấp
Do được sản xuất từ sợi tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ và than đá, vải polyester có thể được sản xuất với số lượng lớn mà không bị phụ thuộc vào điều kiện canh tác như vải cotton. Điều này giúp giảm chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá thành của polyester thấp hơn đáng kể.
2.6. Một số ưu điểm khác
Polyester có bề mặt trơn mịn, ít thấm nước nên khó bị bám bẩn. Dù có dính vết bẩn, vải cũng dễ dàng được làm sạch chỉ với nước và xà phòng thông thường. Bên cạnh đó, nó cũng ít bị ẩm mốc hơn so với các loại vải khác.
=>> Xem thêm: Các loại vải may mặc THÔNG DỤNG trong thị trường
3. Nhược điểm của vải polyester
Một số nhược điểm khác về chất liệu poly mà bạn có thể chưa biết:
3.1. Gây cảm giác nóng bức
Một trong những nhược điểm lớn nhất của vải polyester là khả năng thấm hút kém, dẫn đến cảm giác nóng bức khi mặc.
3.2. Ô nhiễm môi trường
Vì được làm từ nhựa tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, polyester không phân hủy sinh học, tức là nó có thể tồn tại trong môi trường hàng trăm năm trước khi bị phá hủy hoàn toàn. Điều này góp phần làm tăng lượng rác thải nhựa, gây ô nhiễm đất và đại dương.
3.3. Dễ bám điện tích, gây tĩnh điện
Một nhược điểm khá phổ biến của polyester là dễ sinh ra tĩnh điện, nhất là trong điều kiện thời tiết hanh khô hoặc khi tiếp xúc với các bề mặt ma sát nhiều. Điều này có thể khiến vải dính vào người hoặc gây khó chịu khi mặc.
4. Ứng dụng của vải polyester
Nhờ độ bền cao, chống nhăn, chống thấm nước và giá thành hợp lý, vải polyester được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ thời trang đến công nghiệp.
4.1. Trong ngành thời trang
Polyester xuất hiện trong nhiều loại trang phục nhờ khả năng giữ form tốt, ít nhăn và bền màu:
- Quần áo thể thao: Nhanh khô, thoáng khí, phù hợp cho vận động.
- Quần áo công sở: Áo sơ mi, vest, giúp giữ dáng, không nhăn.
- Đồng phục, trang phục bảo hộ: Độ bền cao, dễ giặt, ít phai màu.
- Phụ kiện (túi xách, giày dép): Chống thấm, bền, chịu lực tốt.
4.2. Trong sản xuất chăn ga gối đệm
Với đặc tính chống nhăn, ít bám bụi, dễ vệ sinh, polyester được dùng để sản xuất:
- Ruột chăn, gối: Giữ nhiệt, nhẹ, mềm mại.
- Vỏ chăn, vỏ gối, ga giường: Ít nhăn, bền màu, dễ giặt sạch.
4.3. Trong ngành nội thất
Polyester mang lại sự bền bỉ, dễ vệ sinh, thích hợp cho nhiều sản phẩm nội thất:
- Rèm cửa: Chống nắng, chống phai màu.
- Bọc ghế sofa: Chống bám bẩn, dễ lau chùi.
- Thảm trải sàn: Chống mài mòn, bền đẹp.
4.4. Trong công nghiệp và ngoài trời
Nhờ khả năng chống nước, chống tia UV, chịu được điều kiện khắc nghiệt, polyester được ứng dụng trong:
- Lều, bạt che nắng, ô dù: Chống nước, chống tia UV.
- Dây thừng, lưới, vải bọc ô tô: Chịu lực tốt, ít bị mài mòn.
- Áo phản quang, áo bảo hộ lao động: Bền chắc, chịu thời tiết khắc nghiệt.
4.5. Trong sản xuất túi vải không dệt và đồ dùng tái chế
Polyester tái chế (rPET) đang được sử dụng để thay thế nhựa và nylon, giúp giảm rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
5. Hướng dẫn bảo quản quần áo polyester

Quần áo polyester có độ bền cao và ít nhăn, nhưng để giữ form dáng và màu sắc lâu dài, bạn cần bảo quản đúng cách. Dưới đây là những hướng dẫn giúp quần áo polyester luôn bền đẹp như mới.
5.1. Cách giặt đúng chuẩn
Để bảo vệ màu sắc và chất liệu, bạn nên lộn trái quần áo trước khi giặt. Nếu giặt máy, hãy chọn chế độ giặt nhẹ, tránh vắt quá mạnh vì có thể làm giãn sợi polyester. Đặc biệt, không giặt chung với các loại vải dễ xù lông như len, cotton vì polyester có xu hướng hút các sợi xơ nhỏ, gây mất thẩm mỹ.
Thông qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về vải polyester là gì rồi phải không nào. Mọi loại vải đều có ưu và nhược điểm nhất định, hãy lựa chọn chất liệu phù hơp với mình nhé.
5.2. Phơi và làm khô hợp lý
Sau khi giặt, bạn nên phơi quần áo ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để bảo vệ màu sắc và chất liệu. Mặc dù polyester có khả năng chống phai màu khá tốt, nhưng tiếp xúc lâu với ánh nắng gắt vẫn có thể làm vải mất độ bóng và trở nên cứng hơn.
5.3. Ủi trang phục đúng cách
Một trong những ưu điểm của polyester là ít nhăn, do đó thông thường bạn không cần phải ủi. Tuy nhiên, nếu cần ủi để làm phẳng các nếp gấp, hãy sử dụng bàn ủi ở mức nhiệt độ thấp (dưới 110°C).
Tuyệt đối không ủi trực tiếp lên bề mặt polyester, vì sợi vải có thể bị chảy hoặc biến dạng do nhiệt cao. Tốt nhất, hãy đặt một lớp vải mỏng lên trên hoặc sử dụng bàn ủi hơi nước để làm phẳng mà không gây ảnh hưởng đến chất liệu.
Thông qua bài viết trên bạn đã hiểu hơn về vải polyester là gì rồi phải không nào. Mọi loại vải đều có ưu và nhược điểm nhất định, hãy lựa chọn chất liệu phù hơp với mình nhé.