Việc hiểu rõ về các loại vải sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc chọn lựa chất liệu phù hợp để cho ra các sản phẩm thời trang của mình. Với sự đa dạng về chất liệu và kiểu dáng như hiện nay, ngành dệt may đã không ngừng phát triển để đáp ứng nhu cầu khắt khe hơn từ phía khách hàng. Bài viết sau đây LADOS sẽ tổng hợp đầy đủ các kiểu vải may mặc phổ biến nhất hiện nay.
1. Vải Oxford
Vải Oxford là một loại vải dệt từ sợi bông (cotton) hoặc sợi tổng hợp, có cấu trúc đan đặc biệt theo kiểu đan rổ (basket weave) tạo ra bề mặt vải hơi thô ráp nhưng lại có độ bền cao và khả năng thông thoáng tốt. Ban đầu, vải Oxford được sử dụng nhiều trong sản xuất áo sơ mi cho nam giới, nhưng hiện nay đã được mở rộng sang nhiều loại trang phục và sản phẩm khác.
Ưu điểm của vải Oxford:
- Độ bền cao có khả năng chịu lực tốt, ít bị sờn rách sau thời gian dài sử dụng.
- Thoáng khí có khả năng hút ẩm và thoáng khí tốt
- Dễ bảo quản ít nhăn và khá dễ ủi thẳng
- Khả năng chống bám bụi tốt hơn so với các loại vải mịn khác
- Giá cả hợp lý
Ứng dụng của vải Oxford trong đời sống: Áo sơ mi vải Oxford, làm ba lô, túi xách, làm phần thân giày, trang phục thể thao, đồ nội thất (rèm cửa, vải bọc ghế,…).
2. Vải Jean
Vải Jean, còn được biết đến với tên gọi vải bò, được dệt từ vải cotton Duck với sự đan xen của các sợi dọc và sợi ngang, chủ yếu mang màu xanh đặc trưng.
Chất vải Jean có độ bền cao, không bị nhăn hay co rút khi mặc và giặt. Loại vải này chưa bao giờ là lỗi thời cho đến tận hôm nay, với phong cách trẻ trung, năng động và bụi bặm, thời trang từ vải jean đang là lựa chọn phổ biến của nhiều người tiêu dùng.
3. Vải đũi – tussar/ tussah
Nếu bạn theo đuổi sự đơn giản và phong cách thanh lịch, vải đũi là một lựa chọn nên tham khảo qua. Với tính chất xốp, nhẹ và thoáng, vải đũi không chỉ đem lại cảm giác mộc mạc, giản đơn mà còn tôn lên nét đẹp riêng biệt của người mặc.
Với thành phần hoàn toàn tự nhiên, an toàn, vải đũi giúp làm mát cơ thể, đặc biệt lý tưởng cho mùa hè. Tuy nhiên, chất vải dễ bị nhăn và hình thành nếp gấp khi mặc. Hiện trên thị trường vải đũi có ba loại phổ biến: đũi thô, đũi xước, đũi thêu hoa.
4. Vải cotton
Vải cotton là một trong các loại chất liệu vải phổ biến trong may mặc, làm từ sợi tự nhiên của cây bông kết hợp với các thành phần hóa học khác. Cotton nhẹ, bền, co giãn tốt và thấm hút mồ hôi hiệu quả, thích hợp để may áo thun và trang phục thường ngày thoải mái.
Các loại vải cotton:
- Cotton thun: Chất vải bền, thấm hút mồ hôi, mát mẻ, dễ nhuộm, lâu phai màu, thân thiện với môi trường và không gây kích ứng da.
- Cotton lạnh: Vải làm từ Polyester hoặc Nilon, bề mặt mịn như lụa, ít nhăn, ít phai, mặc mát nhưng thấm hút mồ hôi kém.
- Cotton lụa: Là loại vải kết hợp giữa cotton và lụa, mềm mại và thích hợp với cả khí hậu lạnh và nóng.
5. Vải kaki
Kaki là loại vải được làm từ sợi cotton 100% hoặc kết hợp giữa cotton và sợi tổng hợp. Vải có độ dày, bề mặt hơi cứng nhưng lại dễ bảo quản, ít bị nhăn và bám bụi. Nhờ đặc tính giữ form tốt, kaki thường được dùng để may quần áo nam, đồng phục và đồ bảo hộ. Bốn loại vải kaki được sử dụng phổ biến hiện nay đó là:
- Kaki thun: Pha thêm sợi Spandex để tăng độ co giãn, thoải mái, thích hợp cho các trang phục như đầm, chân váy và vest.
- Kaki không thun: Cứng, ít nhăn, lý tưởng để may quần tây nam với kiểu dáng đứng.
- Vải Kaki Cotton: Chất vải mềm mại, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt. Thường được sử dụng để may quần tây, quần short, áo sơ mi,…
- Vải Kaki Polyester: Vải loại này dễ bảo quản, không cần là ủi nhiều và dùng để may đồ bảo hộ lao động, túi xách, balo,…
6. Vải nỉ – felt
Vải nỉ là loại vải được dệt từ sợi len có bề mặt mịn màng với lớp lông mỏng, độ bền cao, không nhăn, không bạc màu và khả năng giữ ấm tốt, vải nỉ rất được ưa chuộng cho các sản phẩm mùa đông. Tuy nhiên, nó dễ bám bẩn và có thể gây nóng, bí hơi khi mặc.
Vải nỉ thường được chia thành hai loại: nỉ Hàn Quốc (mềm mại, co giãn tốt, thường dùng làm đồ thủ công), nỉ thông thường (mỏng hơn nỉ Hàn Quốc, lớp lông mỏng, co giãn vừa phải và giá rẻ hơn).
7. Vải Kate
Vải kate là sự kết hợp giữa cotton và polyester, vừa mềm mại, thoáng mát, vừa bền và ít nhăn. Nhờ vậy, vải kate có được ứng dụng rộng rãi trong đồng phục học sinh, áo công sở và chăn ga gối. Vải sợi kate được sản xuất khá đa dạng, cách nhận biết các loại vải quần áo từ chất liệu kate cũng khá đơn giản:
- Kate Silk bền màu, mềm mịn, ít nhăn nhưng thấm hút kém.
- Kate Mỹ là loại vải cao cấp, bóng mịn, màu sắc đa dạng và giá thành cao.
- Kate Polin dày, thấm hút tốt nhờ chứa nhiều sợi cotton.
- Kate Ford dệt tương đối dày, dễ đổ lông nhưng thấm hút khá tốt.
- Kate sọc là một trong các loại vải đắt tiền được may các đường sọc, dùng cho áo sơ mi.
- Kate Hàn Quốc chất lượng thấp, dễ bay màu và thấm hút kém.
8. Vải thô – canvas
Vải nỉ là sự pha trộn giữa sợi vải và len, tạo nên bề mặt mềm mịn với lớp lông mỏng bên ngoài. Vải bền, không nhăn và giữ ấm tốt, rất phù hợp cho các sản phẩm may mặc mùa đông. Tuy nhiên, vải dễ bám bẩn và có thể gây nóng và bí khi mặc lâu.
Hai loại vải nỉ phổ biến: nỉ Hàn Quốc (mềm và co giãn tốt, thường dùng trong đồ handmade), nỉ thông thường (mỏng hơn, ít co giãn nhưng giá các loại vải may mặc từ vải thô thường rẻ hơn).
9. Vải len
Vải len là một loại vải được dệt từ các loại sợi lông động vật như lông cừu, lông dê, hay lông thỏ. Vải này không chỉ tạo cảm giác thoải mái mà còn có khả năng giữ ấm tốt, giúp áo len trở thành lựa chọn ưu tiên trong mùa lạnh. Nhược điểm của vải len là dễ bị tác động bởi môi trường kiềm, dễ lưu mùi và thường mất nhiều thời gian để khô khi giặt.
10. Vải lanh – linen
Đúng như tên gọi, vải lanh (linen) được tạo ra từ những sợi nhỏ lấy từ thân cây lanh. Quá trình sản xuất loại vải này đòi hỏi kỹ thuật thủ công tỉ mỉ, với sợi vải dày và được dệt rất chắc.
Đồ mặc ở nhà từ vải lanh rất phổ biến, đặc biệt dành cho chị em phụ nữ, vì loại vải này có độ bóng tự nhiên, bền, chịu được co giãn và không dễ bị mài mòn. Tuy nhiên, nhược điểm của loại vải này đó là dễ nhăn khi giặt máy và dễ bị hỏng do nấm mốc, mồ hôi hoặc các chất tẩy khi sử dụng trong thời gian dài.
11. Vải voan – chiffon
Vải voan, hay còn được biết đến với tên gọi chiffon, là loại vải rất được chị em phụ nữ ưa chuộng. Mặc dù được sản xuất từ sợi tổng hợp nhưng vải voan vẫn mang đến cảm giác nhẹ nhàng, mềm mịn. Nhờ tính chất này, vải voan thường được sử dụng để thiết kế những mẫu váy cưới, đi tiệc bồng bềnh, làm nổi bật lên sự dịu dàng của người mặc.
12. Vải lụa – silk
Trong danh sách tên các loại vải cao cấp thì không thể thiếu vải lụa, thường dành cho tầng lớp quý tộc. Vải lụa mềm mại, nhẹ nhàng, tôn lên vẻ thanh lịch của người mặc. Các loại vải lụa được sử dụng phổ biến hiện nay gồm có: lụa tơ tằm, lụa satin, lụa cotton, lụa twill, lụa 2 da, lụa gấm, lụa Damask và lụa đũi.
13. Vải ren – lace
Vải ren (Lace) là loại vải được tạo ra cách xoắn và bện giữa các sợi, tạo thành những khoảng trống và lỗ hở hoa văn văn độc đáo. Không giống như với các loại vải khác, vải ren có cấu trúc thưa, dễ nhận diện.
Vải ren, được sử dụng nhiều trong các thiết kế váy nữ, mang đến vẻ đẹp thanh thoát và quyến rũ, giúp người mặc tôn dáng. Tuy nhiên, vì mỏng và thường dệt thưa để tạo hình cách điệu nên dễ bị rách khi giặt máy.
14. Vải tuyết mưa
Vải tuyết mưa được dệt từ các loại sợi như Viscose, Polyester, Nylon và Spandex. Loại vải này có độ bền cao, co giãn tốt, độ dày vừa phải và khả năng thấm hút mồ hôi hiệu quả, giúp người mặc luôn cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, vải còn rất bền, ít bị nhăn và chống bám bụi.
15. Vải ni lông – nylon
Vải nylon là một loại vải thuộc nhóm Polyamide, được sản xuất từ các hóa chất và sợi tổng hợp. Mặc dù phổ biến, nhưng vải này không thân thiện với môi trường do không thể phân hủy.
Loại vải này có giá rẻ, dễ sử dụng, thường dùng làm lớp lót cho áo khoác. Tuy nhiên, loại vải này không thấm hút mồ hôi, dễ gây cảm giác nóng bức và khó chịu, đặc biệt dễ hỏng khi gặp thời tiết nóng kéo dài.
16. Vải visco – viscose hoặc rayon
Vải visco, hay còn gọi là viscose hoặc rayon, được làm từ sợi xenlulozơ có trong các loại cây như tre, đậu nành, hoặc mía. Vải này nổi bật với khả năng kháng khuẩn, an toàn cho làn da, mềm mại, không tích điện và dễ nhuộm màu.
Với giá thành thấp, loại vải này thường được sử dụng thay cho lụa để sản xuất chăn ga gối đệm với nhiều kiểu dáng và màu sắc đa dạng. Tuy nhiên, vải dễ cháy, khó làm sạch do tính kỵ nước, và có thể ảnh hưởng đến môi trường nếu không được xử lý.
17. Vải PE – polyester
Vải PE, viết tắt của vải polyester, là loại vải sợi tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, không khí và dầu mỏ. Với độ dày, khả năng chống nước và chịu nhiệt tốt, vải PE có độ bền cao, sử dụng lâu dài. Do đó, vải PE được dùng phổ biến trong nhiều sản phẩm như áo đồng phục, áo chống nắng, áo mưa, ô, dù,…
18. Vải modal
Vải modal là một sản phẩm vải khá đặc biệt, được chiết xuất từ gỗ cây sồi qua quy trình xử lý cellulose. Vải này nổi bật với độ bền màu cao, không co rút hay biến dạng trong quá trình sử dụng.
Đồng thời, modal cũng có khả năng thoáng khí và hút ẩm tốt, mang đến cảm giác dễ chịu cho người mặc. Do nguồn gốc tự nhiên hoàn toàn, vải modal hiếm có trên thị trường thời trang và thường có giá cao hơn các loại vải khác.
19. Vải spandex – elastane/lycra
Vải spandex là loại vải dệt từ sợi tổng hợp, có độ đàn hồi và khả năng kéo dãn tốt. Thường được kết hợp với cotton để tạo thành vải thun nhẹ, thoáng mát. Sản phẩm từ spandex được đánh giá cao nhờ có tính thẩm mỹ và ít gây dị ứng cho da.
Tuy nhiên, vải spandex thấm hút kém, dễ bị ố vàng, chảy xệ khi gặp nhiệt độ cao và dễ bị ăn mòn bởi hóa chất. Các loại vải spandex phổ biến: Cotton Spandex, Len Spandex, Poly Spandex.
20. Vải bamboo – vải sợi tre
Vải bamboo được tạo ra từ xơ của cây tre, thường được kết hợp với các chất liệu khác để tạo ra sản phẩm bền và đẹp. Loại vải này rất được ưa chuộng trong thiết kế quần áo, váy và đồ trẻ em vì khả năng thấm hút tốt, kháng khuẩn, khử mùi và khả năng chống tia UV, bảo vệ sức khỏe.
Vì có giá thành khá cao, vải bamboo thường được áp dụng trong thời trang trung cấp. Ngoài ra, dù có độ bền tốt, vải bamboo có thể co lại sau giặt và thời gian khô lâu hơn.
21. Vải tencel – lyocell
Vải tencel, hay còn gọi là lyocell, là một loại vải sinh học có quy trình sản xuất khá phức tạp. Loại vải này được chiết xuất từ cellulose của các cây gỗ tự nhiên, chủ yếu là từ cây bạch đàn.
Chất vải tencel an toàn cho sức khỏe, không gây ô nhiễm môi trường, thấm hút mồ hôi tốt và đặc biệt không nhăn khi giặt máy. Chính vì thế, vải tencel thường có giá cao nhưng vẫn được ưa chuộng trên thị trường trong nhiều năm qua.
22. Vải denim
Một trong các loại vải may mặc có tuổi đời xuất hiện lâu nhất hiện nay đó là Vải denim. Đây là loại vải có nguồn gốc từ Pháp vào cuối thế kỷ 18. Quy trình sản xuất ra loại vải này khá phức tạp, chủ yếu là sử dụng bông cứng với các sợi đan chéo nhau. Ngày nay, denim thường được pha trộn với polyester hoặc lycra để cải thiện khả năng chống nhăn và làm tăng chất lượng tổng thể của chất vải.
23. Vải giả da simili
Có nguồn gốc từ Đức trong thời chiến, vải giả da simili được làm từ sợi polyester kết hợp với lớp nhựa PVC. Nhờ vào bề mặt tương tự da thật, simili có khả năng chống nước tốt và độ bền cao, có thể sử dụng trong thời gian dài. Những sản phẩm thời trang được thiết kế từ loại vải này đều mang vẻ đẹp lịch sự và sang trọng, thích hợp cho nhiều độ tuổi.
24. Vải hoa văn – jacquard
Nếu bạn là người yêu thích thời trang, bạn chắc chắn sẽ không bỏ qua những thiết kế từ vải hoa văn. Vải jacquard được sản xuất qua quy trình thủ công tinh xảo, với các họa tiết được thêu trực tiếp lên vải.
Nhờ đó, các sản phẩm từ vải hoa văn luôn nổi bật với màu sắc và kiểu dáng phong phú, tôn thêm vẻ đẹp của người mặc. Vải có độ bền rất cao nhờ cấu tạo dày dặn và công nghệ dệt hiện đại.
25. Vải Pangrim Neotex Hàn Quốc
Loại vải này được sản xuất từ các sợi tự nhiên như bông, cùng với poly nosic, tensel, nylon, rayon, polyester và những loại sợi đàn hồi khác. Đây là một trong các loại vải rẻ tiền, thường được sử dụng để may đồng phục công nhân. Với những ưu điểm như thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt và đem lại cảm giác an toàn khi mặc, loại vải này rất được ưa chuộng.
Mong rằng với nội dung được LADOS tổng hợp trên về những loại vải may mặc được sử dụng phổ biến đã có thể giúp bạn đọc biết thêm về các loại vải quần áo từ những chất liệu này.