Quần jeans là gì? Sự khác nhau của denim và jeans?

Khi nhắc tới jeans nhiều người thường nghĩ tới quần jeans nhiều hơn, Ngược lại Denim còn khá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là những ai từ tuổi trung niên trở lên lại không biết sự khác nhau của jean và denim là gì? Còn sự khác nhau ở đâu hãy cũng tìm hiểu nhé.

Sư khác nhau của denim và jean?

Trước hết chúng ta cùng điểm qua vài điểm khác biệt giữa quần jean và denim nhé, và tại sao ngày này nhiều người lại hiểu lầm 2 từ này với nhau? Jean và denim đều là một loại vải sản xuất những chiếc quần jean. Nhưng điểm khác nhau nhất giữa chúng là cách nhuộm.

Denim là vải cotton dùng dể sản xuất ra quần jean. Hiện nay có thể nói hầu như các loại quần jean đều được làm từ vải denim. Ngược lại từ ” Jeans” chỉ một loại trang phục là quần jean.

Denim là gì?

Denim sử dụng phương pháp dệt thoi kết hợp sợi trắng và sợi chàm. Trong đó, các sợi chàm được dệt chạy dọc, còn sợi trắng chạy ngang thớ vải. Đôi khi, người ta còn bổ sung thêm sợi polyester hoặc lycra pha thêm vào để tạo ra những tấm vải denim chất lượng hơn, chống co rút và chống nhăn hiệu quả.Nên thương ta sẽ thấy 2 màu trong và ngoài của chúng khác nhau nhau.

Từ “denim” được bắt nguồn từ một loại vải có tên “Serge de Nimes”. Xuất hiện lần đầu ở thành phố Nimes (Pháp). Vải denim được sử dụng tại Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và được nhuộm màu chàm tạo để tạo ra những chiếc quần jean xanh (blue jeans).

Jeans là gì?

Như đã nói ở trên không như denim là chỉ một loại vải, jean sử dụng chỉ những bộ trang phục như quần jeans, hay những chiếc quần bò ta hay sử dụng. Tại sao nhiều người nhầm lẫn giữa denim và jean như vậy, một phần là do hầu hết các quần jean hiện nay điều sử dụng denim, nhưng ngược lại denim chưa chắc chỉ sử dụng cho quần jeans, mà còn có áo khoác, túi xách…

Levi Strauss và Jacob W. Davis đã tạo ra quần jeans  vào năm 1873. “Jeans” được đặt tên theo thành phố Genoa ở Ý, nơi loại vải corduroy,  có có tên gọi khác là jean hay jeane được làm ra. Lúc đầu, Levi  sưr dụng vải dựng lều, để làm ra những chiếc quần cho chính công nhân mặc. Sau một thời gian ông mua vải chéo hơn nhưng có độ bền như nhau, và vải này chính là vải denim, Jacob W. Davis đặt may những chiếc quần đầu tiên. Ngoài ra Jacob Davis còn là một thợ may và ông đã nảy ra ý tưởng đóng đinh tán bằng đồng cố định để giúp cho quẩn trở nên chắc chắn hơn.

Bảo quản quần jean và trang phục demin thế nào?

Không giặt nhiều

Không như những quần áo khác, đồ denim không nhất thiết lần nào bạn mặc xong cũng giặt ngay lần sau. Vì quần jeans thường thoáng khí nên sau khi mặc xong bạn có thể đem treo phơi ở ngoài nắng là được.

Đặc biệt sau khi mua đồ denim bạn không nên giặt quá nhiều lần bởi chất vải denim rất dễ bay màu và làm mất đi vẻ đẹp vốn có của trang phục. Một tips nhỏ nữa để quần luôn đúng form là hãy gấp chiếc quần lại bỏ vào một túi ni lông, tốt nhất là túi zip, sau đó bỏ vào ngăn đá tử lạnh trong khoản 24h đồng hồ, rồi đem ra phơi cho khô. Như vậy chất và form quần sẽ đẹp hơn rấ nhiều đó.

Dùng nước giặt

Tại sao lại ưu tiên dùng nước giặt hơn là sử dụng những loại bột giặt như bình thường? Vải denim thường có độ bám khá cao, nếu như bạn không chắc chắn được bột giặt có thể hòa tan được hết thì tốt nhất nên sử dụng nước giặt nhé, Bởi nếu bột giặt có thể bám vào quần và làm cho quần dễ bị bay màu đó.

Giặt riêng

Trong hầu hết các loại trang phục nếu như bạn mua và giặt lần đầu thì tốt nhất nên giặt riêng nhé. Vì trong những lần đầu tiên các loại quần áo rất dễ phai màu. Nếu bạn không muốn những quần áo còn lại bị dính màu thì không nên giặt chung nhé.

Chắc hẳn bạn đã biết cách phân biệt được quần jean và denim rồi phải không nảo. Mong rằng bạn chọn được trang phục phù hợp với mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *